Nhịp beat và tông tone của âm thanh - Nhịp và sự khác biệt âm sắc

Bài 21. Nhịp beat và tông tone của âm thanh – Nhịp và sự khác biệt âm sắc

Nhịp beat và tông tone của âm thanh – Nhịp và sự khác biệt âm sắc

Hiểu biết của phần này rất quan trọng để hiểu đầy đủ phẩn “The Missing Fundamental” của chương này. Tưởng tượng đang sắp đặt thử nghiệm, trong đó hai máy phát sóng sine cho ra tone được pha trộn với nhau cho người nghe. Nếu các máy phát sóng âm được xác lập cùng một tần số và biên độ rồi pha trộn đồng phase với nhau hoàn hảo, kết quả có thể đo được hai lần biên độ của mỗi tone riêng lẻ. Khi tiến trình thính giác nén (compress) với cường độ khác nhau, biên độ bị nhân đôi này sẽ được cảm nhận (khi nghe ở mức độ vừa phải) là chỉ tăng rất nhẹ (+3 dB).

Nếu tần số của một trong những máy phát sóng âm thay đổi rất nhẹ, sóng dần dần sẽ rơi vào trạng thái trùng và khác phase với nhau như trong hình 3.12. Điều này đưa đến sự luân phiên tăng giảm âm lượng được gọi là nhịp (beat). Các nhịp xảy ra theo chu kỳ bằng sự khác biệt về tần số giữa hai tone. Thí dụ, nếu một âm là 440Hz và âm khác là 442Hz, sóng sẽ rơi vào trạng thái trùng và khác phase với nhau hai lần mỗi giây. Thứ tự của sự khác biệt này giữa hai tần số là quá nhỏ để cho thính giác có thể tách biệt chúng, do đó, kết hợp những gì nghe được là một trong những tone của sự thay đổi cường độ. Các nhịp thường dùng để hỗ trợ cho các thiết bị điều chỉnh tone (tuning) cho nhạc cụ, lý do khi nhịp chậm lại, hai tone gần trùng tần số, nên cuối cùng dừng lại khi nó hoàn toàn đồng âm sắc (tone) với nhau.

Trong tình huống thí nghiệm này, tần số của một tone đang dần dần di chuyển càng lúc càng xa một tần số khác, điểm là cuối cùng đạt được tại đó nó có thể, lúc đầu hơi xơ ra (fuzzily) và sau đó rõ ràng hơn, nghe như hai âm sắc khác biệt rõ. Làm thế nào tăng khoảng cách giữa các tần số để cho thính giác thấy chúng phụ thuộc vào một số đánh giá riêng, và cũng như thay đổi tùy thuộc vào những gì có liên quan đến giải tần số. Nói chung, nó có thể được giả định là khoảng trên 1 / 3 bát độ giữa 2 cực của âm phổ, một ít trong các tần số mid-range. (Sự phát hiện khoảng thời gian tối thiểu này giữa các sóng sine thuần túy (không được nhầm lẫn với các nốt nhạc chơi trên một nhạc cụ) có một số ngụ ý quan trọng trong pro-sound. Một vài trường hợp khác, nó có nghĩa là biến thể nhỏ trong đáp tần khoảng 1 / 3 bát độ với nhau, ít tác động đến sự nhận thức về chất lượng âm thanh. Ở đây chúng ta không nói về sự cộng hưởng triệt để và đỉnh quá mạnh khác của đáp ứng, mà là biến thể có lẽ khoảng 3dB cho dù có làm gì đi nữa. Chuẩn dung sai cộng hay trừ 3dB thường được đưa ra trong thông số kỹ thuật không hoàn toàn không liên quan đến điều này).

Nếu các tone được di chuyển chưa xa nhau, một điểm khác sẽ đạt được tại một tone thứ ba có thể được nghe bởi thính giả ngoài hai tone thực sự đang được tổng hợp (synthesized). Như đã đề cập, tiến trình thính giác tương đối vô cảm đối với các phase cụ thể quan hệ với các tần số nó nghe được. Đây là lý do tại sao một dạng sóng phức tạp có thể đưa vào một số cấu hình khác nhau và vẫn còn âm thanh cơ bản miễn là các phổ tần số nó chứa vẫn như nhau. Tiến trình thính giác là, cho dù, khá nhạy cảm với các mối quan hệ giữa sự thay đổi phase.

Khi hai tone được nghe là đủ xa nhau, nhịp xảy ra nhanh đủ cho tiến trình thính giác cảm nhận những thay đổi phase của sóng sin như là một tone riêng biệt (với cường độ thấp hơn đáng kể so với hai tone thực tế). Điều này được gọi là một âm sắc khác biệt (difference tone). Thông thường các tone cần phải được phân cách ít nhất là 40Hz đến 50Hz để nghe rõ được sự khác biệt giữa các tone.

Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *