Bài 2. Micro và những cảm biến đầu vào khác
Micro và những cảm biến đầu vào khác
Microphones (micro, mic, micrô) có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu in-put cho một hệ thống âm thanh, nó đóng vai trò rất quan trọng bậc nhất trong việc xác định chất lượng của những âm thanh mà cuối cùng sẽ được tái tạo lại bởi các loa.
Hiệu quả sử dụng micro được nhiều kỹ sư âm thanh xem là một bước quan trọng nhất trong việc cung cấp âm thanh chất lượng cao.
Micro là thiết bị đầu tiên rất thiết yếu trong việc định hình chất lượng âm sắc của âm thanh khi nó đi vào hệ thống. Sử dụng micro với chất lượng âm sắc thích hợp liên quan đến (tần số đáp ứng – đáp tần) đặc điểm có thể đơn giản hóa quá trình equalizing (cân bằng) và mixing, đặc biệt trong một hệ thống biểu diễn âm nhạc.
Đối với một micro, có các thông số kỹ thuật sau mà các bạn cần đặc biệt lưu tâm khi lựa chọn:
- Đáp ứng tần số – Frequency response sẽ được nói đến trong chương 4. Thuật ngữ “tần số”, cùng với các khái niệm âm thanh cơ bản, sẽ giải thích tường tận trong chương 2.
- Sự định hướng của một microphone, khi sử dụng một cách hợp lý, có thể cho ra các hiệu quả tốt nhất từ nguồn âm thanh (Hình 1.3). Cũng vì thế, nó cũng có thể giúp giảm thiểu các loại âm thanh không mong muốn, bao gồm cả những âm thanh out-put của chính nó (được gọi là phản hồi (hú, feedback)).
Hiện nay, trên thị trường thiết bị âm thanh tùy theo tiêu chí phân loại mà có các loại micro phổ biến sau đây:
- Theo thiết kế, cấu tạo có hai dòng micro không dây, micro có dây. Trong đó lại chia ra thành các loại micro cầm tay, micro cổ ngỗng, micro cài áo, micro cài tai, micro choàng đầu, micro gắn trên các giá đỡ, chân đế.
- Theo công nghệ sử dụng có các micro điện động (dynamic microphone – sử dụng nguyên lý cảm ứng từ trường) và micro tụ điện (micro điện dung, consender microphone – sử dụng nguyên lý cảm ứng điện dung).
- Theo mô hình định hướng thu nhận âm có micro đơn hướng (micro định hướng) sử dụng trong ca hát, biểu diễn, thuyết trình… và micro đa hướng thường dùng trong hội thảo, hội nghị.
- Theo mục đích sử dụng có micro giọng hát micro karaoke (vocal microphone), micro nhạc cụ (instrumental microphone) và micro phòng thu (studio microphone).
Hình 1.2. Bố trí hệ thống âm thanh cơ bản.
Trong hình là đường dẫn tín hiệu cấu hình cơ bản của một hệ thống âm thanh. Ở đây chưa nói tới cách cài đặt (thiết lập – setup) hệ thống monitor. Một hệ thống lớn hơn có thể sẽ bao gồm các bộ giới hạn (limiter) và các thiết bị xử lý tín hiệu khác hơn nhiều, sẽ giới thiệu trong chương 8.
Hình 1.3. Hướng tiếp nhận âm thanh của microphone.
Ở đây, mũi tên dày hơn hiển thị hướng đến của các loại âm thanh. Hình này thể hiện loại micro cardioid, tên gọi này là vì loại này thay đổi hình biểu diễn giống trái tim trên các đồ thị được thể hiện trong chương 5.
Một trong những loại này, còn được biết đến như là loại đơn hướng (uni-directional), rất hữu ích trong việc giảm thu nhận các âm thanh không mong muốn khi sử dụng chính xác. (Loại này, dĩ nhiên là ba chiều, do đó, xoay micro mà không thay đổi hướng mặt trước của nó (front-to-back) sẽ không ảnh hưởng tới âm thanh của tín hiệu thu được).
Contact pickup (tên gọi chung của những thiết bị thu nhận sóng âm thanh), được dùng chủ yếu cho các nhạc cụ không dùng điện (acoustic instrument), là một loại input transducer. Tín hiệu của magnetic pickup (như của guitar bass điện) và các tín hiệu từ các nguồn điện tử khác, chẳng hạn như keyboard hiện đại và bộ xử lý guitar (guitar processor), trực tiếp đưa vào hệ thống âm thanh, còn được gọi là tiêm trực tiếp (direct injection). Vấn đề này được tiếp tục mô tả trong chương 13 và 16. Nhạc cụ như guitar điện có thể được đưa vào trực tiếp hay qua micro, tùy theo có hay không các ampli guitar, chính nó đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng âm thanh.
Các nguồn âm thanh input khác bao gồm các hệ thống playback như máy nghe nhạc, máy vi tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng, tape-deck, đĩa CD, hay các ứng dụng đặc biệt hơn như videotape hay film sound track. Các nguồn như vậy sẽ được mô tả trong chương 16.